Đất hiếm và những ứng dụng quan trọng

Đất hiếm và những ứng dụng quan trọng bạn nên biết là từ thường được sử dụng để gọi tên tất cả các nguyên tố đất hiếm và các kim loại đất hiếm, nó là tập hợp của 17 nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn của Mendenleep bao gồm: scanđi, ytri và mười bốn trong mười lăm của lanthanoid (loại trừ promethi), có hàm lượng rất nhỏ  trong vo trái đất. Thường thì đất hiếm được người ta tìm thấy nó ở trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng hoặc ở cát đen. Nhóm đất hiếm thường không có tên trong sự sắp xếp khoa học. Tuy nhiên loại đất hiếm vẫn được tổ chức USPTO sắp xếp nó là một dạng hợp kim và các hợp chất khác, đúng chính xác là nam châm đất hiếm từ các dạng khác nhau của nam châm.

Hiện nay đất hiếm là nhóm gồm 17 loại khoáng sản chiến lược, trong đó có nhiều loại khoáng chất thưởng được sử dụng trong nghành công nghiệp mũi nhọn như dysprosium, terbium, thulium,đặc biệt là trong ngành công nghiệp điện tử và xe hơi  dùng để chế tạo iPod, xe lai hoặc bóng đèn tiêu thụ ít năng lượng.

1092228_H2_T8A_dat_hiem

Một số ứng dụng đất hiếm

  • Sử dụng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện hiện nay
  • Sử dung để đưa vào các chế phẩmphân bón vi lượng giúp nâng cao năng suất và chống chọi với các loại sâu bệnh cho cây trồng
  • Sử dụng để chế tạo các nam châm trong công nghệ tuyển khoáng như các máy tuyển từ
  • Dùng để diệt mối mọt, các cây mục giúp bảo tồn các di tích lịch sử
  • Dùng chế tạo các đèn catot trong các máy vô tuyến truyền hình
  • Dùng làm xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường
  • Sử dụng để làm làmvật liệu siêu dẫn
  • Các ion đất hiếm cũng được sử dụng như cácvật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện
  • Được ứng dụng trong công nghệ laser

Trong nhiều thập kỉ qua thì tìm hiểu kĩ hơn và sâu hơn về  các tính năng vật lý và hóa học đặc biệt của các nguyên liệu đất hiếm đã đang là trung tâm của khá nhiều nghiên cứu, sáng tạo, phát minh với rất nhiều ứng dụng kỹ thuật từ macro đến micro và nano cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau: xúc tác hóa học trong ngành lọc dầu, được dùng để kiểm tra sự ô nhiễm trong ngành xe hơi, gốm lót cho các động cơ phản lực, nam châm vĩnh cửu cho các ứng dụng từ tính… và đương nhiên trong các ngành chiếu sáng, luyện kim, điện tử, trong các kỹ thuật quân sự từ màn hình radar đến tia laser và hệ thống điều khiển tên lửa. Đây có thể xem là nguyên liệu có nhiều ứng dụng nhất khi vừa có tính ứng dụng phổ quát, vừa có tính kỹ thuật cao, lại vừa có nhiều triển vọng áp dụng cho tương lai, chẳng hạn như sản xuất các thùng chứa và ống dẫn hydrogen nhiên liệu cho giai đoạn khủng hoảng thế giới cạn kiệt dầu mỏ.

Bài viết tham khảo: nam châm dẻo