Nam châm đất hiếm đã khẳng định vai trò của nó trong các ứng dụng khoa học công nghệ cao, và vì thế nguồn đất hiếm càng trở nên quý hiêm hơn khiến nhiều nước phải cạnh tranh và tìm nguồn cung ứng mới nhằm đáp ứng nhu cầu của mình trong tình hình nguồn cung đất hiếm trên thế giới đang giảm dần sau khi Trung Quốc, nước có thị phần xuất khẩu đât hiếm lớn nhất thế giới đang có xu hướng hạn chế nguồn cung này.
Trong xu hướng đó, Nhật Bản vừa tìm kiếm được nguồn cung đất hiếm mới cho chính mình với chu vi 3km và số lượng có thể đáp ứng được cho trong vòng 200 năm. Vị trí khai thác thuộc khu vực Minamitori, trên biển Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, Malaysia cũng vừa chuẩn bị đưa vào nhà máy khai thác đất hiếm mới khiến thị trường đất hiếm thêm sôi động. Tuy nhiên theo các dự đoáng của các chuyên gia, số lượng đất hiếm tăng nhanh như vậy sau khi Trung Quốc giảm cán cân xuất khẩu sẽ dẫn đến dư thừa trong thời gian tới.
Shin-Etsu Chemical Co, Ltd, một công ty của Nhật Bản đang có kế hoạch đầu tư một nhà máy tinh luyện và chế biến đất hiếm tại Hải Phòng đã tạo cơ hội cho ngành công nghiệp khai thác tài nguyên đất hiếm phát triển sản phẩm nam châm điện tại Việt Nam.
Như đã biết, các ứng dụng của nam châm đất hiếm nói chung và các thành phần hóa học trong đất hiếm nói riêng khiến cho nguồn cung đất hiếm trở thành vấn đề của nhiều nước, đặc biệt những nước phát triển về công nghệ cao.