Ứng dụng đất hiếm vào các lĩnh vực của đời sống, sản xuất

Ứng dụng đất hiếm vào các lĩnh vực của đời sống, sản xuất

Đất hiếm là một hợp chất được tạo thành từ 17 nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn (tất cả đều là kim loại). Chúng ta thường tìm thấy đất hiếm trong các mỏ quặng và cát đen. Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng đất hiếm tương đối lớn (khoảng 10 triệu tấn), chủ yếu phân bố ở vùng núi Tây Bắc và ven biển các tỉnh miền Trung.

Đáng nói, ở nước ta với công nghệ chiết tách, ứng dụng đất hiếm xuất hiện vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước, để giờ đây nó không còn xa lạ với chúng ta nữa. Ngược lại đất hiếm đã trở nên vô cùng phổ biến thông qua việc người ta ứng dụng đất hiếm rộng rãi vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.

07-06102014

Nổi bật nhất phải kể đến ba hướng ứng dụng đất hiếm. Cụ thể, người ta đã sử dụng đất hiếm để tạo ra chế phẩm vi lượng ĐH 93 nhằm nâng cao năng suất cho các loại cây trồng. Qua quá trình thực nghiệm trên cây lúa hiệu quả mang lại rất khả quan, lúa được phun chế phẩm vi lượng từ đất hiếm sản lượng tăng khoảng 10%, số hạt lép giảm đáng kể. Đặc biệt lúa trổ đều, chín sớm giúp người nông dân giảm công sức chăm sóc.

Thứ hai, đất hiếm còn được đánh giá với hiệu quả cao trong việc giảm thiểu khí độc từ lò đốt rác thải y tế và khói từ các loại phương tiện như xe hơi, xe gắn máy…. Và tất nhiên điều này góp phần ô nhiễm môi trường, sâu xa hơn đó là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Ngoài ra như chúng ta cũng biết đất hiếm chính là thành phần cơ bản để chế tạo nam châm vĩnh cửu NdFeB hay còn gọi là nam châm đất hiếm. Đây là loại nam châm có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành các tổ máy tại các nhà máy thuỷ điện với công suất nhỏ. Điều đáng nói, việc ứng dụng nam châm đất hiếm trong lĩnh vực này góp phần tiết kiệm đáng kể chi phí cho việc lắp đặt thiết bị chiếu sáng, nghe nhìn cho nhiều cụm dân cư tại các khu vực này. Theo tính toán, chi phí này chỉ bằng 1/10 so với phương án trạm thủy điện nhỏ. Hơn nữa, với thiết bị này chất lượng được đảm bảo ở mức tương đương mà giá thành chỉ bằng 20% các sản phẩm nhập ngoại.