Ứng dụng đất hiếm trong sản xuất
Nam châm vĩnh cửu nói chung và nam châm đất hiếm nói riêng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống của chúng ta. Nhưng ít ai có thể biết được để chế tạo ra những loại nam châm này người ta đã ứng dụng đất hiếm vào quá trình chế tạo.
Đúng như vậy một ví dụ điểm hình, nam châm đất hiếm là loại nam châm vĩnh cửu được tạo ra từ các vật liệu từ cứng đó là các hợp kim hoặc hợp chất của các nguyên tố kim loại đất hiếm và kim loại chuyển tiếp. Với 17 nguyên tố vô cùng quý giá được phát hiện vào những năm 80 của thế kỷ 18, quặng đất hiếm có có ý nghĩa quan trọng đối với các ngành công nghiệp hiện nay cũng như trong tương lai của thế giới. Dường như giờ đây ứng dụng đất hiếm vào sản xuất trở thành một phần không thể thiếu nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như góp phần giảm thiểu những vấn đề bấp cập mà bấy lâu còn gặp phải đối với một số ngành sản xuất.
Các nước trên thế giới có trữ lượng đất hiếm lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, Mỹ. Việt Nam cũng là được xem là nước được đánh giá có trữ lượng đất hiếm ở vị trí top đầu của thế giớ. Và giờ đây, hiểu và nắm vững được tầm quan trọng của đất hiếm, việc ứng dụng đất hiếm ngày càng được rông rãi và phổ biến hơn.
Phần lớn đất hiếm được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và quốc phòng. Người ta đã dùng các nguyên tố trong đất hiếm để tiến hành sản xuất các linh kiện của điện thoại di động, motor điện hiệu suất cao, động cơ xe hơi dùng cả xăng và điện hay pin mặt trời. Không chỉ vậy, những loại nam châm vĩnh cửu, nam châm đất hiếm được sử dụng trong các máy phát của công nghiệp thủy điện cực nhỏ và cả các thiết bị trong vũ trụ cũng được ứng dụng đất hiếm để chế tạo.
Ngoài ra, các nguyên tố trong quặng đất hiếm còn được sử dụng để chế tạo nam châm vĩnh cửu cho ổ cứng cho máy vi tính, micro, loa, tai nghe, các thiết bị âm nhạc…. Đặc biệt nó còn được đưa vào các chế phẩm phân bón nhằm mục đích tăng năng suất cũng như tăng khả năng chống sâu bệnh đối với cây trồng. Không những vậy ứng dụng đất hiếm vào sản xuất cũng được khai thác triệt để trong công nghệ in tiền, công nghệ màn hình LED, cáp quang viễn thông nam châm dẻo trong việc dạy học…
Nhưng một điều chúng ta cần phải biết đó là dù được đánh giá là tài nguyên vô cùng quý giá của nhân loại nhưng trong đất hiếm chứa nhiều nguyên tố độc hại, có tính phóng xạ. Chính vì vậy, nếu khai thác không hợp lý, không đúng quy trình kỹ thuật rất có thể gây ô nhiễm cho môi trường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.