Các hoạt động khai thác và ứng dụng đất hiếm đang được nhiều quốc gia coi trọng bởi nhu cầu ứng dụng trong các ngành khoa học công nghệ cao và nhu cầu xuất khẩu sau khi đất nước có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới là Trung Quốc thông báo sẽ giảm lượng đất hiếm xuất khẩu ra thế giới.
Lợi ích tiềm năng của đất hiếm và các ứng dụng đất hiếm đã thấy rõ, những đi cùng đó là những vấn đề môi trường tiềm ẩn. Không như những loại khoáng sản khác, việc khai thác đất hiếm gây nguy hại cho môi trường lớn hơn nhiều lần so với khai thác và chế biến các loại khoáng sản khác như than đá, dầu mỏ..bơi không như những loại khoán sản khác, đất hiếm tồn tại những loại hợp chất có khả năng phóng xạ rất cao. Vì thế hai ảnh hưởng đầu tiên khi khai thác và chế biến đất hiếm là ô nhiễm phóng xạ và ô nhiễm hóa chất. Cả hai hình thức ô nhiễm này đều mang lại những tác hại lâu dài và những hậu quả khôn lường cho môi trường sống và sức khỏe của con người.
Việc kiểm soát mức độ độc hại của lượng hóa chất thải ra môi trường cũng trở nên rất khó khăn, trong khi đó hàng loạt các công ty nhỏ lẻ và các mỏ khai thác “chui” hằng ngày cứ thải ra môi trường một lượng nước khổng lồ chưa qua xử lý. Mức quy định về mức độ độc hại của lượng nước thải được phép thải ra môi trường cũng chưa minh bạch.
Dẫu biết rằng, ứng dụng đất hiếm trong các ngành khoa học kỹ thuật công nghệ cao là rất quan trọng, tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường cũng nên được quan tâm đúng mức để không làm ảnh hưởng đến môi trường sống.