Người ta thường hay nghĩ đến aspirin như một giải pháp không cho máu đóng cục để tránh bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não nhưng hiện nay nam châm có thể làm được điều đó tốt hơn những gì bạn nghĩ.
Trên thực tế, mọi người thường hay có thói quen sử dụng aspirin để chống kết tiểu cầu có nghĩa là không cho máu đóng cục làm tắc nghẽn động mạch vành, để phòng ngừa nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc aspirin một cách thường xuyên thì sẽ gây ra những phản ứng phụ không mong muốn như gây ra xuất huyết dạ dày là một ví dụ điển hình.
Theo thông tin mới nhất của các nhà nghiên cứu ở đại học Temple, Michigan (Mỹ) cho biết nam châm sẽ là giải pháp rất tốt để có thể thay thế cho aspirin. Với đặc tính từ trường của nam châm có thể làm loãng nhiên liệu tương tự cũng sẽ có ảnh hưởng đến máu trong cơ thể con người.
Nam châm (Fe2O4) với khả năng có thể hút sắt, vì vậy chúng cũng sẽ tác động lên hemoglobin mà mỗi phân tử chứa 4 nguyên tử sắt. Cho nên nam châm sẽ có tác dụng làm giảm được độ nhớt của máu trong cơ thể con người, giúp hạn chế được khả năng kích thích tiểu cầu. Đồng thời, nam châm còn giúp ích trong việc đẩy lùi các vi khuẩn có hại từ máu nhiễm độc ra khỏi cơ thể con người.
Khi đưa quá trình này vào thử nghiệm thì các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chính từ trường của nam châm đã dẫn đến sự phân cực của các tế bào máu đỏ, giúp đẩy mạnh việc lưu thông máu cũng như giảm áp lực lên các thành mạch máu. Chỉ trong một vài giờ sau độ nhớt của máu sẽ từ từ trở lại bình thường.
Giáo sư vật lý Rongdzhia Tao nói rằng:“Bằng cách chọn cường độ từ trường thích hợp và thời gian xung, chúng ta có thể điều chỉnh kích thước của chuỗi các tế bào máu đỏ, và độ nhớt của máu. Hiện nay các chất làm loãng máu duy nhất chỉ có thuốc aspirin, song nó thường có tác dụng phụ”
Với phương pháp của ông Tao được xem là an toàn và có thể thực hiện chúng một cách thường xuyên. Ngoài ra, việc làm giảm độ nhớt của máu cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến hoạt động của các tế bào máu đỏ. Tuy nhiên, để cho phương pháp dùng nam châm chữa bệnh có thể áp dụng vào trong thực tiễn thì cần đòi hỏi một thời gian để nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện phương pháp này để thay thế dần cho aspirin trong điều trị.
Nên xem sản phẩm mới: Nam châm nâng