Ứng dụng robot trong lĩnh vực khai thác quặng nam châm đất hiếm

Ứng dụng robot trong lĩnh vực khai thác quặng nam châm đất hiếm

 

Có thể khẳng định những ứng dụng đất hiếm ngày nay đã và đang trở nên vô cùng phổ biến. Dường như chúng đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác để có được những điều đó đất hiếm cũng phải trải qua quá trình khai thác và chế biến rất phức tạp. Đáng chú ý tại Nhật Bản người ta sẽ sử dụng robot để khai thác nam cham và một số kim loại quý nằm tận dưới đáy đại dương trong thời gian tới. Đây được coi là một bước đột phá mới trong công nghệ khai thác loại quặng này.

 

 dat-hiem

Cụ thể Tập đoàn Dầu mỏ, Khí đốt và Kim loại Nhật Bản đang trong quá trình thiết kế và chế tạo ra những robot hiện đại hoạt động tốt dưới biển thông qua hệ thống điều khiển từ xa. Chúng hoàn toàn có thể khai thác các nguồn tài nguyên ở độ sâu vào khoảng 1800 – 2000 m.

Dự án của tập đoàn này chủ yếu tập trung vào các núi lửa nằm sâu dưới đáy biển, nơi khoáng sản sẽ bị đẩy ra từ chính miệng núi. Hơn nữa, được biết đây là sự án khá táo bạo và chi phí để thực hiện nó cũng khá cao với vốn đầu tư gần 400 triệu USD và sẽ được tiến hành thực hiện trong vòng 10 năm.

Tuy nhiên, theo các nhà chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này khẳng định việc ứng dụng thiết bị robot này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho đất nước Nhật Bản. Nhất là việc Nhật Bản lại là quốc gia khan hiềm nguồn tài nguyên, thì việc tận dụng triệt để chúng quả thực mang một ý nghĩa rất quan trọng.  Song để khai thác tài nguyên đất hiếm dưới đáy biển và đưa chúng lên mặt nước không phải là một công việc đơn giản. Và điều này đòi hỏi phải trải qua một quá trình chuẩn bị kỹ càng và lâu dài thì hiệu quả mang lại mới khả thi.

Mặt khác, như chúng ta đã biết, Nhật Bản là một trong những nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu công nghiệp vào loại nhiều nhất thế giới. Song, giới khoa học nước này lại ước tính rằng nguồn tài nguyên dưới nước của Nhật Bản có giá trị rất lớn, chúng hoàn toàn có thể giúp Nhật Bản hạn chế tối đa chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất Nam châm dẻo. Hơn nữa cũng tương tự như nhiều quốc gia châu Á khác có trình độ công nghệ cao, Nhật cũng không ngừng nỗ lực trong việc đảm bảo lượng cung loại quặng này trong việc ứng dụng đất hiếm vào sản xuất thì đây được xem là giải pháp mang tính chiến lược.

Như vậy có thể thấy việc ứng dụng thiết bị robot hiện đại vào quá trình khai thác đất hiếm để chế tạo nam châm đất hiếm thực sự là một sáng tạo mang tính đột phá. Và chúng ta sẽ chờ đợi xem những thành công mà nó mang lại trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho các lĩnh vực sản xuất của đất nước Nhật Bản.