Để thực hiện ý tưởng tìm hiểu về buổi ban đầu khai sinh ra vũ trụ, các nhà khoa học đã đưa một thiết bị nam châm được coi là lớn nhất trái đất xuống bên dưới lòng đất ở độ sâu 100m tại Trung tâm nghiên cứu vật lý nguyên tử lớn nhất châu Âu (CERN), Thụy Sĩ .
Thiết bị nam châm này được chia thành 14 phần khác nhau để vận chuyển trong đường hầm dài vòng tròn trái đất kéo dài từ Pháp tới Thụy Sỹ tới 27km. Trước đó, thiết bị này đã được lắp đặt và hoạt động trên mặt đất trong một thời gian dài.
Một trong những ứng dụng của nam châm cỡ lớn này là phụ vục cho nghiên cứu của trung tâm CERN trong thí nghiệm tìm hiểu vụ nổ Big Bang, vụ nổ được cho là đã tạo ra vũ trụ cách đây 15 tỉ năm. Các nhà khoa học sẽ tái tạo các điều kiện sinh lý, vật lý, sau đó dùng máy gia tốc LHC (Large Hadron Collider) tạo ra sự va chạm của các hạt cơ bản ở tốc độ ngang với tốc độ ánh sáng.
Được biết, thiết bị nam châm to lớn này có kích thước bằng 5 máy bay thương mại cỡ lớn , cao 16m, chiều rộng 13m và chiều dài 17m.