Kỹ thuật chế tạo nam châm đất hiếm
Nam chất đất hiếm được sử dụng nhiều nhất là dạng các nam châm thiêu kết. Ban đầu, người ta chế tạo các hợp kim theo thành phần danh định của hợp chất (có bù lại một phần các nguyên tố đất hiếm do chúng dễ bị ôxi hóa). Sau đó chúng được nghiền thành bột mịn, trộn keo epoxy và ép định hướng trong từ trường, sau đó nung thiêu kết ở nhiệt độ cao (trong môi trường đã được hút chân không cao và nạp khí bảo vệ) để tạo thành hợp chất, sau đó ủ nhiệt ở nhiệt độ thấp để ổn định pha, từ hóa và phủ keo bảo vệ. Gần đây, người ta còn tiến hành tạo ra các nam châm đất hiếm giá thành rẻ với kiểu nam châm kết dính. Các bột hợp kim mịn được tạo ra sau khi nghiền các mảnh vụn hợp kim được chế tạo bằng công nghệ nguội nhanh, sau đó trộn keo epoxy và ép định hướng trong từ trường. Kỹ thuật này có ưu điểm là đơn giản và kinh tế hơn, nhưng sản phẩm cho phẩm chất thấp hơn nhiều so với nam châm thiêu kết. Các công đoạn trên đều được tiến hành trong môi trường bảo vệ để giảm thiểu ôxi hóa.
Có thể thay thế công đoạn thiêu kết bằng kỹ thuật ép nóng. Người ta ép các bột trong từ trường ở nhiệt độ cao nhằm tạo ra pha và định hướng nam châm lọc sắt (tạo ra nam châm dị hướng).
Nhược điểm của nam châm đất hiếm
Nam châm đất hiếm có những nhược điểm chung thuộc về đặc tính vật lý:
Độ bền kém do các nguyên tố đất hiếm có hoạt tính hóa học cao, dễ bị ôxi hóa. Các nam châm thường phải được phủ keo bảo vệ để chống ôxi hóa.
Giá thành cao (do các chứa hàm lượng lớn các nguyên tố đất hiếm đắt tiền và các kỹ thuật chế tạo phức tạp.
Nam châm ferrite mạnh nhất là Nd2Fe14B là loại mạnh nhất thì lại có nhiệt độ Curie tương đối thấp và có độ suy giảm phẩm chất do nhiệt độ khá lớn.