Ứng dụng đất hiếm trong lĩnh vực nông nghiệp

 

Ứng dụng đất hiếm trong lĩnh vực nông nghiệp

 

Có thể nói việc ứng dụng đất hiếm vào trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp hay các lĩnh vực khác của đời sống không còn xa lạ với chúng ta nữa. Vàiều đó đã thể hiện sự sáng tạo và đột phá trong việc nghiên cứu và sử dụng đất hiếm hiện nay. Đặc biệt với nông nghiệp các nhà khoa học đã nghiên cứu để rồi từ đó cho ra đời một loại vi lượng phục vụ trong sản xuất nông nghiệp. Loại phân bón này được sản xuất với mục đích góp phần làm tăng sự phát triển của bộ rễ cho cây trồng cũng như tăng khả năng chống hạn, chịu đựng sâu bệnh…

ung-dung-dat-hiem

Như chúng ta đã biết trong thành phần đất hiếm gồm các nguyên tố 21, 39 và các nguyên tố nằm ở vị trí từ 57-71 trong bảng hệ thống tuần hoàn hóa học. Đáng nói chúng tồn tại một cách phổ biến trong thế giới tự nhiên dưới dạng các ô xít đất hiếm là chủ yếu.

Mặt khác theo kết quả nghiên cứu cho thấy trong trong đất trồng cũng như trong cây cối thường có chứa một phần nhỏ hàm lượng R2O2. Thế nên trong quá trình sinh trưởng, cây trồng dường như có hấp thụ đất hiếm nhằm đảm bảo cho nhu cầu phát triển bình thường của nó. Hơn nữa việc nghiên cứu và ứng dụng đất hiếm như một loại vi lượng trong  sản xuất nông nghiệp thực sự mang lại hiệu quả rất rõ rệt. Và như đã đề cập ở trên, hàm lượng đất hiếm giúp cây trồng tăng khả năng phát triển bộ rễ, tăng sức chống hạn, chống sâu bệnh cũng như tăng  khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Để từ đó nhằm mang lại năng suất, chất lượng nông sản cho người nông dân.

Theo số liệu thống kê từ những kết quả ứng dụng phân bón vi lượng trên cơ sở chế tạo từ ứng dụng đất hiếm trên thế giới cho thấy, các loại cây trồng như lúa, bắp cải…đều tăng năng suất từ 4 – 15%. Đặc biệt từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu chế tạo phân bón từ ứng dụng đất hiếm. Từ đó đến nay loại phân bón này càng được sử dụng phổ biến hơn. Ở Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, trong thời gian gần đây một số trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực này cũng đã tiến hành những nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng đất hiếm dùng làm phân bón trong sản xuất nông nghiệp bước đầu mang lại những tính hiệu rất khả quan.

Một trong những trung tâm nghiên cứu và ứng dụng đất hiếm để sản xuất nhiều loại phân bón vi lượng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao là Trung tâm Công nghệ tinh chế thuộc Viện Công nghệ Xạ hiếm thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Hiện nay các sản phẩm sáng tạo này đã được đưa ra thị trường sử dụng, trong đó đặc biệt có 2 chế phẩm là Phấn Tiên và Thủy Tiên được nông dân nhiều nơi ưa chuộng. Bởi lẽ chúng có độ an toàn cao, thân thiện với môi trường mà quan trọng hơn hiệu quả mang lại rất rõ rệt, đồng thời giá thành rất phải chăng giúp người nông dân tiết kiệm tối đa chi phí trong sản xuất. Đặc biệt các loại sản phẩm này đều đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xếp vào danh sách các loại phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam dựa trên các tiêu chí đánh giá, kiểm nghiệp trong thực tế.

Còn đề cập đến công nghệ sản xuất phân bón vi lượng từ ứng dụng đất hiếm, người ta cho quặng đất hiếm hòa tan trong một số axit nhằm mục đích loại bỏ các nguyên tố phong xạ gây hại cho cây trồng và sức khỏe con người. Sau đó chúng được trải qua công đoạn chiết tách dung dịch đất hiếm nhóm nhẹ để dùng làm nguyên liệu sản xuất phân bón dưới dạng muối chậm tan. Và cuối cùng sản phẩm được bổ sung thêm một số hàm lượng chất tạo phức cũng như trộn thêm các nguyên tố đa lượng khác để bón hoặc phun cho cây trồng.

Như vậy có thể thấy việc ứng dụng đất hiếm vào sản xuất phân bón vi lượng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã và đang mang lại hiệu quả cao. Đó sẽ là một tỏng những ứng dụng rất thiết thực giúp bà con nông dân tiết kiệm chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất. Và đặc biệt hơn trong thời điểm giá phân bón có xu hướng tăng nhanh thì đây được xem là một giải pháp rất hữu hiệu.