Nam châm điện dưới cách nhìn của khoa học

Sơ lược về nam châm điện

Nguồn gốc của nam châm điện được phát minh lần đầu tiên vào năm 1825 do nhà điện học William Sturgeon người Anh (1783-1850). Nam châm điện do ông Sturgeon phát minh là một lõi sắt non có dạng hình móng ngựa và có một số vòng dây điện cuốn xung quanh. Nếu có dòng điện sinh ra bởi một pin nhỏ chạy qua đó thì sẽ làm cho lõi sắt bị từ hóa và cảm ứng từ sinh ra đủ mạnh có thể hút lên được một hộp sắt nặng khoảng 7 ounce. Nếu chúng ta ngắt dòng điện thì từ trường của lõi sẽ biến mất theo.
nam cham dien

Nguyên tắc hoạt động của nam châm điện

Cảm ứng từ của nam châm điện được dẫn và tạo thành thông qua việc sử dụng một lõi dẫn từ làm bằng vật liệu từ được cấu tạo khá mềm. Loại lõi này có độ từ thẩm lớn và cảm ứng từ bão hòa rất cao. Một điều đáng nói là nếu đem so sánh với nam châm vĩnh cửu thì nó có cảm ứng từ cố định hơn nhiều. Đặc biệt loại loại này có cảm ứng từ hoàn toàn có thể thay đổi được thông qua việc điều khiển dòng điện chạy qua cuộn dây. Vậy nguyên lý của nam châm điện như thế nào? Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu để các bạn có thể hiểu rõ hơn.
Nam châm điện được biết đến là một vật dụng tạo từ trường hay nói cách khác đó là một nguồn sản sinh ra từ trường. Sở dĩ loại này có thể hoạt động được là nhờ từ trường được tạo ra bởi cuộn dây có dòng điện lớn đi qua nó. Bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng rằng cuộn dây của nam châm điện chính là do nhiều vòng dây với cùng một dòng điện chạy qua nó gộp lại. Chính vì điều đó khiến cho từ trường mà nam châm ferrite sản sinh ra cũng là tổng từ trường của từng vòng dây riêng lẻ. Và để có thể xác định được từ trường của một vòng dây riêng lẻ đó ta sẽ phải dùng quy tắc bàn tay phải. Đối với quy tắc này bạn cũng tưởng tượng rằng , đoạn dây thẳng giờ đây sẽ được uốn thành một vòng dây và qua đó ta xác định được từ trường của vòng dây một cách dễ dàng. Khi từ trường của nhiều vòng dây được kết hợp lại với nhau chúng sẽ tạo thành từ trường của cuộn dây. Một điểm đáng chú ý là từ trường đều và mạnh nhất ngay trong lòng của cuộn dây. Chiều từ trường của cuộn dây cũng giống như chiều từ trường của các vòng dây. Ngoài ra, vòng dây ngoài cùng của cuộn dây, nơi mà các đường sức từ có hướng đi ra khỏi cuộn dây được xác định là cực bắc của nó. Và vòng dây ngoài cùng còn lại , nơi các đường sức từ đi vào cuộn dây tức là cực nam của nam châm lọc sắt .
Một điều khác là từ trường của cuộn dây mạnh hay yếu phụ thuộc nhiều vào số từ cảm sản sinh từ cuộn dây cũng như dòng điện xuất hiện trong cuộn dây. Và từ cảm cuộn dây có tỉ lệ thuận với chiều dài, số vòng quấn của cuộn dây nhưng lại tỉ lệ nghịch với diện tích của cuộn dây.