Sức mạnh của nguồn tài nguyên đất hiếm đối với các nước

Đất hiếm vốn là nguồn nguyên liệu chính trong việc chế tạo ra nam châm đất hiếm, nam châm vĩnh cửu và hàng loạt các ứng dụng công nghệ cao khác và đang được coi là vàng đen của tương lai sau dầu mỏ. Sự quý  giá của đất hiếm đã khiến nhiều nước gạt bỏ mâu thuẫn chính trị sang một bên để hướng đến nguồn tài nguyên quý giá này trong đó điển hình là Triều Tiên và Hàn Quốc và Trung Quốc.

Hiện tại, nguồn  tài nguyên khoáng sản của Triều Tiên khá lớn với khoảng 200 loại khác nhau trong đó nguồn đất hiếm chiếm số lượng khá lớn khiến nhiều doanh nghiệp nước  ngoài chú ý và nó trở thành   mỏ vàng của  nước này.

Khai thác đất hiếm tại Triều Tiên(Minh họa)

Khai thác đất hiếm tại Triều Tiên(Minh họa)

Theo  báo chí Hàn Quốc, Trung Quốc và Triều Tiên đã đạt được thỏa thuận khai thác đất hiếm cho dù đang căng thẳng về mặt chính trị, cụ thể 5-2011, nhà lãnh đạo hai nước đã đạt được thỏa thuận khai thác đất hiếm trên lãnh thổ Triều Tiên, ngược lại Trung Quốc cung cấp một số  vật liệu và nông sản khác cho Triều Tiên.

Cũng như Trung Quốc, Hàn  Quốc, một đất nước đã có gần 50 năm đối lập với Triều Tiên cũng đã từng có những bước ngoặc trong việc cải thiện tình hình quan hệ hai nước bằng kinh tế mà chủ yếu là đất hiếm, trong cuộc gặp gỡ cách đây một năm, phía Bình Nhưỡng trao cho Seoul một mẫu quặng đất hiếm để  tìm giá  trị kinh tế, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều điều xảy ra sau cuộc gặp này.

Có thể nói, sức mạnh của nguồn tài nguyên khoáng sản mà cụ thể ở đây là đất hiếm đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện tình hình quan hệ các nước, tuy nhiên để đi đến một kết quả như mong đợi  cần có nhiều vấn đề khác nữa cần nói tới.

Xem: Máy tuyển từ