Tìm hiểu về Nam châm đất hiếm

Cùng mình tìm hiểu Nam châm đất hiếm đây là tên gọi của tập hợp các loại nam châm vĩnh cửu được tạo thành từ các hợp kim hoặc các hợp chất của những nguyên tố đất hiếm và những kim loại chuyển tiếp như nam châm đăt hiếm 2:14:1 và loại nam châm SmCo.

Từ giai đoạn nửa sau thế kỉ 20 thì sản phẩm này mới bắt đầu xuất hiện và được biết đến rộng rãi so với các loại nam châm truyền thông trước đây như nam châm ferrite, nam châm AINiCo và được biết đến mạnh hơn so với những loại nam châm hàng đầu như nam châm hợp kim FePt, nam châm CoPt.

Về cách phân loại thì nó được phân chia dựa trên nguồn gốc bao gồm: Dựa trên hợp chất SmCo và nhóm hợp chất 2:14:1

tim hieu nam cham vinh cuu

K thut đ chế To

Tìm hiểu về nam châm đất hiếm là gì thì bạn sẽ thấy thường được sử dụng nhiều nhất ở dạng các nam châm thiêu kiết. Lúc đầu người ta sẽ chế tạo các hợp kim theo thành phần danh định của hợp chất( trong thành phần này có có bù lại một phần các nguyên tố đất hiếm do chúng dễ bị ôxi hóa). Sau đó người ta sẽ nghiền chúng ra thành bột mịn và trộn với keo epoxy và ép định hướng trong từ trường. Tiếp sau đó sẽ nung thiêu kết ở nhiệt độ cao trong điều kiện môi trường đã được hút chân không cao và nạp khí bảo vệ để tạo thành hợp chất. bước cuối cùng là  ủ nhiệt ở nhiệt độ thấp giúp ổn định pha, từ hóa và phủ lớp keo bảo vệ. tất cả các công đoạn chế tạo trên đều phải được tiến hành trong môi trường bảo vệ nhằm giúp giảm thiểu ôxi hóa.

Ngoài ra chúng ta có thể thay thế công đoạn thiêu kết bằng kỹ thuật khác đó là kĩ thuật ép nóng. Bằng cách ép các bột trong từ trường ở nhiệt độ cao để tạo ra pha và định hướng nam châm hay là nam châm dị hướng.

Thời gian gần đây người ta còn tiến hành chế tạo ra các sản phẩm nam châm với giá thành rẻ kiểu như kết dính. Sử dụng công nghệ chế tạo nguội nhanh để chế tạo ra các bộ hợp kim mịn sau khi đã nghiền các mảnh vụn của hợp kim  thì sẽ đém trộn với keo epoxy và ép định hướng chúng trong từ trường. với kĩ thuật này có ưu điểm đó chính là khá đơn giản và hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên nhược điểm của chúng là chất lượng sản phẩm thấp hơn so với loại nam châm thiêu kiết.

 Các nhược điểm của loại sản phẩm này

Về đặc tính vật lý thì có các nhược điểm sau

  • Độ bền kém do đặc điểm là các nguyên tố đất hiếm có hoạt tính hóa học khá cao và dễ bị ôxi hóa nên làm độ bền của nó giảm xuống. thông thướng các loại nam châm này phải được phủ thêm lớp keo bảo vệ nhằm chống sự oxi hóa và giúp tăng tính bền.
  • Giá thành cao: thành phần của loại nam châm này bao gồm các nguyên tối đất hiếm đắt tiền và sử dụng công nghệ chế tạo phức tạp nên giá thành khá cao.
  • Nam châm đất hiếm mạnh nhất hiện nay là Nd2Fe14B nhưng lại có nhược điểm là nhiệt độ Curietương đối thấp và độ suy giảm phẩm chất vì nhiệt độ khá lớn.

Khác Hàng nên Xem thêm

Các sản phẩm về: Nam châm đất hiếm